0905.060.056

TÍNH TOÁN CHI PHÍ LẮP ĐẶT THANG MÁY GIA ĐÌNH CHO NHÀ CẢI TẠO

Điều mà mọi chủ đầu tư quan tâm hàng đầu khi cải tạo nhà lắp thang máy chính là chi phí lắp đặt thang máy gia đình cho nhà cải tạo là bao nhiêu. Cùng tìm hiểu qua bài viết của Thang máy Phúc Thịnh nhé.

Với những công trình nhà cải tạo đã cũ, với mong muốn lắp đặt thang máy để phục vụ nhu cầu di chuyển đi lại của các thành viên trong gia đình thì lựa chọn thang máy gia đình chính là giải pháp phù hợp nhất. Chủ đầu tư cần cân nhắc, xác định những nhu cầu cần thiết để việc lựa chọn thang máy cho công trình nhà cải tạo trở nên hiệu quả. Và điều mà mọi chủ đầu tư quan tâm hàng đầu khi đến với Thang máy Phúc Thịnh chính là việc tính toán chi phí lắp đặt thang máy gia đình cho nhà cải tạo là bao nhiêu. Trong bài viết ngày hôm nay, Thang máy Phúc Thịnh xin đưa ra mức tính chi phí cơ bản dành cho việc cải tạo nhà lắp thang máy để các chủ đầu tư tham khảo và có kế hoạch cho gia đình mình.

TÍNH TOÁN CHI PHÍ LẮP ĐẶT THANG MÁY CHO NHÀ CẢI TẠO

Tống số chi phí dành cho việc lắp đặt thang máy cho nhà cải tạo sẽ bao gồm các phần chi phí như: cắt sàn, bố trí mặt bằng, xây dựng hố PIT, dựng khung hố thang bằng khung thép hoặc khung bê tông, ốp hoàn thiện xung quang hố thang, ốp cửa thang, phí đăng ký lắp đặt điện 3 pha và nhiều nhất chính là chi phí mua thang máy gia đình.

1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ LẮP ĐẶT, CẮT SÀN, TẠO MẶT BẰNG

Trước tiên chủ nhà cần phải xác định được những vị trí có thể bố trí thang máy, để chính xác nhất cần phải biết được thang máy cần diện tích bao nhiêu. Với những nhà đang ở thì thường sẽ là phần giếng trời giữa thang bộ, còn với nhà liền kề biệt thự nhận thô thì có nhiều phương án hơn.

Vị trí lắp thang máy cho nhà cải tạo thường là giếng trời

Sau khi xác định được nơi đặt thang thì phải tiến hành cải tạo, có thể phải cắt sàn – trần. Đào và xây dựng hố PIT cần chú ý Pit thang máy nên được đổ bê tông 5 mặt để đảm bảo chống thấm.

Tổng chi phí cho hạng mục này dành cho nhà ở gia đình có sẵn giếng trời khoảng tầm 20 triệu đồng.

2. DỰNG KHUNG HỐ THANG MÁY

Hố thang máy có thể được dựng bằng 2 phương án:

  • Khung thép: Ưu điểm là tiết kiệm diện tích, thi công nhanh,…Nhược điểm là chi phí cao
  • Dựng cột bê tông – xây tường gạch: Nếu diện tích rộng, không cần tiến độ nhanh, quý khách nên chọn giải pháp này.

Chi phí dựng khung thép hố thang máy phụ thuộc vào kích thước của hố thang, phụ thuộc vào tải trọng thang (thang càng to thì khối lượng thép càng nhiều, chi phí càng cao), và vào số tầng.

Dựng khung thép nhanh, ít công đoạn nhưng tốn nhiều chi phí hơn

Chi phí dựng khung thép cho hố thang máy nhà 3-5 tầng dao động từ 50 đến 70 triệu đồng (tùy vật liệu và nhu cầu sử dụng khách hàng chọn). Trong trường hợp nếu có thể chọn phương án làm giếng thang bằng cột bê tông và xây tường gạch thì chi phí có thể giảm được một nửa.

3. CHI PHÍ ỐP XUNG QUANH HỐ THANG, ỐP CỬA THANG

Phần này có thể chia thành 2 hạng mục:

  • Ốp 3 mặt hố thang (2 mặt hông và mặt đối diện với cửa thang), và một phần phía cửa thang.
  • Ốp viền xung quanh cửa thang.

Chi phí ốp xung quanh phụ thuộc vào vật liệu, thông thường sẽ có những vật liệu sau:

  • Ốp kính cường lực: Đây là phương án tốn kém nhất với chi phí khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/m2 (tính cả nẹp nhôm)
  • Ốp gỗ
  • Ốp tấm nhựa giả vân đá
  • Ốp aluminum
  • Ốp tấm thạch cao: Nếu chọn phương án này thì sau khi hoàn thiện, hố thang nhìn giống như được xây bằng gạch. Chí phí khoảng 250-300 nghàn đồng/1m2.

                                               Chi phí ốp thang máy dựa vào vật liệu sử dụng là chủ yếu

Giả sửa, thang máy nhà quý khách là loại thang máy gia đình có tải trọng 350kg, kích thước hố thang tiêu chuẩn là 1500mm x 1500mm, nhà 3 tầng, mỗi tầng cao 3300mm, và chọn phương án là ốp tấm thạch cao quanh thang máy thì tổng chi phí khoảng 16 triệu. Ốp viền quanh cửa thang máy: Thường sẽ là vật liệu đá granite, mỗi cửa khoảng 3m2, với giá khoảng 800 nghìn/m2 thì hết khoảng 8 triệu cho 3 tầng.

Vậy sẽ hết tổng 24 triệu tiền ốp xung quanh hố thang với phương án là tấm thạch cao kết hợp đá granite tự nhiên cho nhà 3 tầng.

 4. CHI PHÍ MUA THANG MÁY

Thang máy gia đình thì có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau, nhưng loại phổ thông được nhiều người dùng nhất là loại thang máy liên doanh mà sử dụng động cơ, linh kiện thang máy nhập khẩu còn cabin sản xuất trong nước.

Hiện, giá thang máy gia đình cho 3-5 tầng dao động khoảng 290 – 320 triệu/1 thang (Sử dụng vách cabin và cánh cửa bằng inox). Giá đã bao gồm công lắp đặt hoàn chỉnh, với nội thất tiêu chuẩn.

Chi phí mua thang máy vẫn chiếm phần lớn với khoảng 290-320 triệu

5. CHI PHÍ ĐĂNG KÝ ĐIỆN 3 PHA

Thang máy loại lắp cho gia đình có thể dùng cả 3 pha hoặc điện 1 pha, tuy nhiên 3 pha bao giờ cũng tốt hơn (điện 3 pha khỏe hơn, ổn định hơn từ đó tốt cho hoạt động và tuổi thọ của thang).

Hiện nay thì điện 3 pha không phải chỉ dành riêng cho sản xuất mà còn có thể đăng ký để cho sinh hoạt, nếu gia đình có nhu cầu sử dụng điện cho thiết bị có công suất lớn thì hoàn toàn được EVN cung cấp. Chi phí để kéo điện 3 pha chủ yếu là tiền dây điện từ đầu cột tới công trình với dự toán khoảng 10 triệu đồng.

Kết luận:

Tổng chi phí mà chủ nhà sẽ phải đầu tư để có được một bộ thang máy hoàn thiện (ví dụ thang liên doanh) trong trường hợp nhà cải tạo 3 tầng là khoảng 394 triệu đồng

Bao gồm:

  • 20 triệu: Chuẩn bị mặt bằng hố PIT
  • 50 triệu: Dựng khung thép hố thang (Sử dụng khung V)
  • 24 triệu: Ốp xung quanh hố
  • 290 triệu: Tiền mua thang máy
  • 10 triệu: Đăng ký điện 3 pha

Sau khi tham khảo phần ước tính toàn bộ số tiền đầu tư để lắp được thang máy cho ngôi nhà mình đang ở hoặc nhà biệt thự, liền kề (nhận thô) và có ý định thực hiện và có dự định thực hiện, hoặc còn băn khoăn thắc mắc, quý khách hàng hãy liên hệ tới công ty Thang máy Phúc Thịnh qua Hotline: 0905.060.056 để được tư vấn, giải đáp và báo giá chính xác cho công trình cụ thể.